» Sản phẩm » Nhận cung cấp, báo giá hóa chất công nghiệp theo đơn hàng » Cách sử dụng chất tẩy rửa và khử trùng trong ngành thủy sản

Cách sử dụng chất tẩy rửa và khử trùng trong ngành thủy sản

Chất tẩy rửa và khử trùng thuộc nhóm hóa chất công nghiệp được sử dụng khá phổ biến trong các xí nghiệp chế biến thủy sản. Bên cạnh những tác dụng không thể phủ nhận của các loại hóa chất thì ở mỗi loại vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Vậy nên biết rõ mục đích cũng như các kỹ thuật khi sử dụng là điều kiện tốt nhất giúp doanh nghiệp bạn đạt được hiệu quả như ý muốn nhưng vẫn đảm bảo được các vấn đề an toàn được đặt ra.

chất tẩy rửa và khử trùng

chất tẩy rửa và khử trùng

Các yêu cầu sử dụng chất tẩy rửa và khử trùng cho doanh nghiệp là gì?

Để sử dụng chất tẩy rửa và khử trùng an toàn và hiệu quả, người sử dụng và nhất là chủ doanh nghiệp cần nắm rõ và có biện pháp quản lý chặt chẽ đối với việc sử dụng các loại hóa chất trong xí nghiệp và công ty. Các yêu cầu cơ bản bao gồm:

– Có kế hoạch đào tạo công nhân các kiến thức về chất bẩn và loại hóa chất nào tốt nhất để sử dụng; phải nắm vững tính chất của từng loại chất hóa học, các mối nguy và phản ứng của chúng khi pha trộn nhằm bảo đảm an toàn khi sử dụng.

– Cần làm sạch thiết bị và bề mặt trước khi sử dụng các chất tẩy rửa và khử trùng,

– Các hợp chất tẩy rửa, khử trùng cần phải được bảo quản xa nơi công cộng, bảo quản cách biệt nhau.

– Cẩn thận khi sử dụng hóa chất; nếu văng lên trên da, mặt, quần áo thì phải nhanh chóng xối nước nhanh và nhiều lên chỗ dính hóa chất. Đào tạo và trang bị đủ phương tiện phòng chống cháy nổ.

– Phải thu thập đầy đủ các thông tin có liên quan, gồm: nhận diện hóa chất sử dụng – đặc tính lý học – các quy định – các mối nguy vật lý – mối nguy đối với sức khỏe người tiếp xúc – hướng dẫn cấp cứu – thiết bị bảo hiểm – thủ tục xử lý hóa chất tràn ra, rò rỉ và thủ tục hủy bỏ – thông tin và các quy định phòng ngừa cụ thể.

Cách sử dụng chất tẩy rửa và khử trùng với nhóm hóa chất thông dụng nhất

Chất tẩy rửa và khử trùng là những loại hóa chất công nghiệp thường được dùng để loại bỏ tối đa các chất bẩn khỏi các bề mặt của xí nghiệp cũng như thiết bị chế biến và tăng hiệu quả khử trùng sau này.

Các loại hợp chất thông dụng nhất trên thị trường hiện nay là:

– Dung môi tẩy rửa dùng để loại bỏ dầu nhờn và bôi trơn: ete và cồn.

– Xà phòng có pH = 8-9,5, tẩy rửa mỡ, dầu, chất nhờn, thường có tính kiềm.

– Các chất tẩy rửa có tính kiềm mạnh như NaOH và có tính kiềm yếu như Na2CO3.

– Các chất tẩy rửa có tính acid mạnh như HCl, H3PO4 và chất rửa có tính acid trung bình như Acid Acetic, các Acid Gluconic.

– Các chất tẩy rửa trung tính, pH = 6-9 có hoạt lực trung bình so với chất tẩy rửa có tính kiềm và acid (tính kiềm và tính acid yếu hơn).

– Chất tạo bọt: là những chất chứa chất hoạt động bề mặt thường cho vào bơm khí nén để phun và tạo mịn nhưng không gây ẩm ướt. Đối với bề mặt thẳng đứng (bê tông) cần các hóa chất tẩy rửa có tính bám dính tốt.

Hướng dẫn cách sử dụng chất tẩy rửa và khử trùng:

– Rửa bằng nước.

– Rửa bằng nước kết hợp với tác nhân làm ướt (chất hoạt động bề mặt).

– Dùng chất tẩy rửa có tính kiềm, pH = 7-14 để hòa tan protein và loại bỏ chất béo.

– Dùng các chất tẩy rửa có tính acid, pH = 1-7 để loại bỏ các chất khô trên bề mặt và hòa tan các lớp cặn khoáng.

– Bổ sung tác nhân tạo phức.

– Ngăn các chất bẩn bám lại bề mặt.

Cách kiểm tra tính hiệu quả của các loại hóa chất dùng để tẩy rửa và khử trùng

Các biện pháp kiểm tra bằng mắt và bằng các phép thử nhanh khác để biết kết quả quá trình tẩy rửa và làm vệ sinh, gồm:

– Quan sát bằng mắt thấy tất cả các bề mặt phải sạch.

– Khi sờ tay, cảm nhận tất cả các bề mặt không còn vụn thực phẩm, cặn bẩn và các vật liệu khác còn sót lại.

– Khi ngửi, không thấy có mùi khó chịu.

– Đo pH sau khi đã tráng rửa nhằm đảm bảo loại bỏ hết chất tẩy rửa. Lưu ý: cần giám sát, ghi chép nồng độ và pH chất tẩy rửa, nhiệt độ và thời gian tiếp xúc.

Khử trùng và tác nhân khử trùng. Mục đích là để tiêu diệt vi sinh vật còn trên bề mặt sau khi tẩy rửa và thường sử dụng các tác nhân để xử lý. Các loại tác nhân bao gồm tác nhân vật lý: nhiệt, tia cực tím và chiếu xạ; các hợp chất hóa học như Ozon, Chlorin, Amonium bậc 4, hợp chất iod và Acid Peracetic.

Quá trình này chỉ có thể đạt được hiệu quả sau khi vệ sinh sạch sẽ, diệt và ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật làm hỏng thực phẩm hoặc gây bệnh cho người tiêu dùng, đảm bảo tiêu chuẩn vi sinh vật ở mức cho phép.

Nhìn chung cách sử dụng chất tẩy rửa và khử trùng cũng không phải quá phức tạp nếu như công ty và doanh nghiệp bạn trang bị những kiến thức cần thiết về những loại hóa chất được sử dụng và đảm bảo đầy đủ các yêu cầu cũng như kỹ thuật khi sử dụng. Ngoài ra nếu như bạn có nhu cầu mua các loại hóa chất với số lượng lớn hãy liên hệ ngay với công ty hóa chất Sao Mai để nhận được báo giá cạnh tranh nhất hiện nay.

Cách sử dụng chất tẩy rửa và khử trùng trong ngành thủy sản
Rate this post
  • Liên hệ chúng tôi