Ngày nay để lò hơi hoạt động cho hiệu quả cao nhất, có tuổi thọ dài và vận hành an toàn thì chất lượng nước, phương pháp vận hành cũng như công tác bảo trì bảo dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Trong đó việc sử dụng hóa chất tẩy rửa lò hơi là việc làm không thể tránh khỏi. Các loại hóa chất công nghiệp được sử dụng sẽ đóng vai trò là chất xúc tác làm chậm quá trình kết hợp các ion Ca, Mg… trở thành cáu cặn và duy trì chúng ở trạng thái lơ lửng.
Phương pháp sử dụng hóa chất tẩy rửa lò hơi thường sẽ bắt buộc phải dừng nồi hơi, lò hơi từ 1 đến 2 ngày giúp loại bỏ các mảng bám, cáu cặn trên đường ống để giảm thiểu chi phí tiêu cao nguyên vật liệu không đáng có, bảo vệ nồi hơi. Tránh trường hợp do quá bẩn, nồi hơi bị tắc ống, gây nứt ống dẫn đến tốn thời gian và chi phí sửa chữa.
Cần chú ý sử dụng hóa chất loại tốt, để không gây hư hại cho nồi hơi, đem lại hiệu quả cao khi tẩy rửa. Hóa chất tẩy rửa chuyên dùng do công ty hóa chất Sao Mai cung cấp là một loại bột chảy lỏng không chứa tạp chất, được thiết kế để sử dụng như một chất loại bỏ gỉ sắt, cáu cặn và xói mòn hiệu quả cho kim loại thường như thép mềm, đồng thau, đồng đỏ, sắt chống gỉ và các loại kim loại pha trộn khác mà không ăn mòn bề mặt kim loại. Độ axit của hóa chất chỉ có hiệu quả khi hợp chất được hoà tan trong nước.
Hóa chất loại bỏ gỉ sắt, cáu cặn và xói mòn một cách nhanh chóng và đảm bảo an toàn. Ô nhiễm đơn giản là để lại trên bề mặt một vệt sáng bóng. Hóa chất cũng dễ dàng hoà tan trong nước và tạo ra dung dịch cô đặc không có khói và mùi độc hại.
Công việc tẩy cặn nồi hơi, lò hơi hay tẩy cáu cặn thiết bị trao đổi nhiệt là dùng dụng cụ, hóa chất tẩy rửa lò hơi loại bỏ các cặn cứng bám trên thành nồi hơi, thiết bị sinh hơi nước công nghiệp. Do đó đòi hỏi người thợ, người kỹ thuật phải am hiểu về loại cặn, trang thiết bị, mức độ cáu cặn và khi thao tác tẩy cặn phải thật cẩn thận và tỉ mỉ.
Ngoài ra, nếu nồi hơi không được tẩy cáu cặn đúng cách thì dễ dẫn đến nguy cơ mất an toàn, hỏng hóc, giảm năng suất sinh hơi và giảm tuổi thọ hệ thống. Chính vì vậy mà việc kiểm tra nồi hơi, lò hơi phải thực hiện hàng ngày, việc bảo dưỡng nồi hơi phải tiến hành định kỳ, thường xuyên theo quy định là 6 tháng. Nếu không sẽ dẫn đến các tác hại khó lường sau:
– Tăng chi phí tẩy rửa nồi hơi;
– Tăng chi phí hóa chất sử dụng;
– Tạo mối nguy hiểm cho nồi hơi hoạt động;
– Giảm hiệu suất truyền nhiệt, giảm hiệu suất hoạt động của nồi hơi;
– Tăng chi phí điện, nước đầu vào đồng thời tăng chi phí nước thải, khí thải;
– Tăng chi phí nguyên vật liệu đầu vào do phải xả đáy nhiều hơn dẫn đến thiếu hụt hơi;
– Dẫn đến hỏng nồi hơi – ngừng sản xuất – gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp khi mất thời gian sửa chữa, thay thế (ít nhất từ 7 đến 10 ngày);
– Hậu quả xấu nhất là dẫn đến nổ nồi hơi gây thiệt hại lớn về người, tài sản và uy tín của doanh nghiệp.
Nồi hơi là thiết bị được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp hiện nay và được đánh giá cao nhờ tạo ra nguồn năng lượng lớn và an toàn để cung cấp vận hành các thiết bị động cơ và dây chuyền sản xuất lớn.
Để hạn chế hiện tượng cáu cặn và ăn mòn trong lò hơi các doanh nghiệp thường kiểm soát chất lượng nước nồi hơi bằng cách sử dụng hóa chất công nghiệp với ưu điểm là:
Ưu điểm của biện pháp hóa học:
– Tăng tuổi thọ nồi hơi.
– Tiết kiệm chi phí nguyên liệu đốt, chi phí điện, nước, tăng chất lượng hơi của nồi hơi.
– Tiết kiệm chi phí sửa chữa, chi phí tẩy rửa nồi hơi.
– Không mất thời gian dừng lại để tẩy rửa, thay thế các ống bị bít bên trong nồi do cáu cặn gây nên.
Nồi hơi sau một thời gian sử dụng, trong trường hợp không dùng hóa chất duy trì chống đóng cáu cặn, ăn mòn sẽ cần phải tẩy rửa (thông thường là 6 tháng 1 lần).
Quý khách hàng có nhu cầu mua các loại hóa chất công nghiệp hay cần hướng dẫn sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa lò hơi cũng như quy trình tẩy rửa như thế nào là đúng nhất, vui lòng liên hệ với công ty hóa chất Sao Mai để được tư vấn tận tình hơn!