Dụng cụ thí nghiệm, để có thể đưa đến một kết quả chính xác nhất ta cần nên có những cách sử dụng các dụng cụ thí nghiệm một cách an toàn hiệu quả. Cũng như biết cách giữ được độ bền và chất lượng theo thời gian. Vậy nên sử dụng các dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm như thế nào là chuẩn nhất? Đó là một trong những câu hỏi thường gặp và được mọi người quan tâm nhiều nhất hiện nay? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài chia sẻ dưới đây.
Thủy tinh là một chất rắn vô định đồng nhất, chúng có thể được làm từ nhiều loại thủy tinh khác nhau như bằng thủy tinh borosilicat, thạch anh nấu chảy hoặc oxyd sillic nấu chảy. Các dụng cụ thủy tinh có thể được sử dụng trong phòng thí nghiệm thì cần phải đáp ứng các yêu cầu như sau:
Có khả năng chịu được các loại hóa chất, các dung dịch ăn mòn ở nhiệt độ cao
Chịu nhiệt tốt, không bị shock nhiệt
Các dụng cụ thủy tinh khi được đưa vào sử dụng trong phòng thí phải đảm bảo được rằng không được dính các chất hữu cơ, các tế bào vi sinh vật hay bào tử của chúng. Cần nên rửa và khử trùng thật sạch.
Tham khảo:
Tất cả các dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm đều cần phải rửa sạch và sấy khô trước khi được đưa vào sử dụng. Đồng thời, ta cũng cần nên có những lưu ý sau:
Sau khi các sản phẩm dụng cụ thí nghiệm được mua về bạn không nên sử dụng chúng ngay. Vì dụng cụ có thể bị bám bẩn bởi bụi, các thành phần vi sinh vật mà ta không thể nhìn thấy, dẫn đến đưa ra một kết quả sai lệch. Chúng ta nên sử lý chúng qua dung dịch axit H2SO4 loãng trong khoảng 24h, sau đó rửa với xà phòng nhiều lần cho tới độ pH trung tính. Riêng, với các dụng cụ được sử dụng với mục đích nuôi cấy vi sinh cần nên rửa sạch và tuyệt trùng trong nồi hấp tiệt trùng.
Tráng sạch các cặn bả có chứa trên thành thủy tinh
Dùng miếng bông thấm cồn hoặc miếng nhám xà phòng để có thể lau sạch một lần nữa đồng thời xóa bỏ các ký hiệu ghi trên dụng cụ thủy tinh. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng chổi rửa thấm xà phòng rồi cọ kỹ. Các dụng cụ sau khi rửa sạch nên tráng lại bằng nước cất để có thể đạt độ pH trung tính.
Đối với Pipet nên sử dụng dung dịch sunfocromic để ngâm khoảng vài ngày, chuyển sang bình rửa pipet tự động để rửa trực tiếp dưới vòi nước để nước có thể chảy thẳng vào bên trong pipet, rửa bằng xà phòng sau đó rửa lại bằng nước và tráng bằng nước cất.
Sau khi rửa các dụng cụ thủy tinh bạn nên úp ngược để có thể ráo nước và làm khô chúng ở nhiệt độ phòng hoặc đem sấy ở nhiệt độ từ khoảng 6000C – 10000C.
Đối với các dụng cụ thủy tinh như ống nghiệm, bình tam giác, bình bầu,…không có nút thì ta nên dùng nút bông không thắm nước với độ dày vừa phải. Chúng có thể lọc không khí vô trùng và giữ lại những vi sinh vật.
Đối với ống Pipet: Chúng ta có thể sử dụng một miếng bông nhì vừa phải nhồi vào đầu ống hút. Dùng kim loại không gỉ để cho bông và bao gói từng cái pipet. Lưu khi, sau khi khử trùng xong tránh chạm tay vào đầu nhọn của pipet.
Ngoài ra, chúng ta có thể khử trùng các dụng cụ thí nghiệm bằng tủ sấy, nồi hấp.
Khi khử trùng bằng tủ sấy: Nên sắp xếp các dụng cụ thủy tinh đã được bao gói kín để cho vào tủ sấy. Tuy nhiên không nên sếp quá chặt hoặc để ống có nút bông vào giá ở ngăn dưới dề phòng cháy, duy trì nhiệt độ 1800C trong 1h. Sau đó lấy chúng ra khi nhiệt độ bằng với nhiệt độ phòng thí nghiệm.
Khử trùng bằng nồi hấp: Ta nên khử trùng với nhiệt độ trung bình từ 120 – 1250C và lấy ra sau 30 phút và sấy thật khô.
Nhìn chung, các dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm có thể được sử dụng với các mục đích khác nhau nhưng chúng điều có chung cách bảo quản. Vì thế, để có thể có thể đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân và mang đến kết quả thí nghiệm chính xác nhất bạn nên bảo quản các dụng cụ thủy tinh đúng cách.
2019/03/29 - Thể loại : Tin tức - Tab :